Sting và “Fields of gold”

Sting tên thật là Gordon Matthew Sumner, sinh năm 1951 tại Newcastle upon Tyne (Anh), đã tiếp xúc với âm nhạc từ thuở ấu thơ vì cha mẹ anh đều biết đàn và biết hát như lời kể của anh trong cuốn tự truyện “Broken music”: “Mẹ tôi thon thả và trông rất hấp dẫn với mái tóc dài và đôi mắt màu xanh khác thường. Mẹ có đôi chân dài, thường mặc váy ngắn và mang đôi guốc cao gót có mũi nhọn và tôi nhớ lại với một chút tự hào pha lẫn ngượng ngùng những người đàn ông huýt sáo khi thấy mẹ đi trên đường phố rồi giả bộ chẳng để ý gì khi mẹ đưa ánh mắt lạnh lùng về phía họ. Mẹ là người kiêu hãnh và khó nuông chìu. Mẹ đã nghỉ học hồi 15 tuổi, bắt đầu cuộc mưu sinh bằng nghề uốn tóc, càng lúc càng cao ngạo và có ý thức rõ rệt về tính chất đặc biệt của mình. Người khác thì thầm khi mẹ đi ngang qua, nhưng mẹ cảm thấy mình không giống họ và cũng không muốn giống như họ. Tên của mẹ là Audrey và khi cha gặp mẹ, mẹ chỉ mới có vài người đàn ông theo đuổi. Cha là mối tình đầu của mẹ.
Ký ức sớm nhất tôi có được về mẹ cũng là ký ức sớm nhất về âm nhạc: tôi ngồi dưới chân mẹ trong khi mẹ đánh đàn piano và tôi ngắm đôi chân của mẹ nhấn lên những bàn đạp của cây đàn, nhấc lên rồi hạ xuống theo giai điệu swing của những bản nhạc tango mẹ rất thích đàn. Tôi kinh ngạc khi thấy mẹ biết chuyển đổi những ký hiệu trên những tờ giấy thành một dòng nhạc du dương. Kỹ năng này kết hợp với phong thái bẩm sinh khiến cho thân thể mẹ tỏa ra một sức hấp dẫn mạnh mẽ. Tôi cũng nhớ mẹ chơi đàn piano trong phòng khách của bà nội trong khi cha, vốn có một giọng tenor khá hay, hát với giọng rền rĩ bản valse “Goodnight Irene” của Huddie Ledbetter:

“Last Saturday night I got married
Me and my wife settled down
Now this Saturday we have parted
I’m taking a trip downtown…”

(Tối thứ bảy tuần trước chúng tôi cưới nhau
Tôi và vợ tôi về ở với nhau
Tối thứ bảy này chúng tôi đã chia tay
Tôi đang đi về khu trung tâm thành phố…)

Cha thích những ban nhạc lớn như ban nhạc Dorsey Brothers hay ban nhạc của Benny Goodman, nhưng chính mẹ mới là người mang nhạc rock &roll vào ngôi nhà với những đĩa nhạc 78 vòng màu đen có dán nhãn hiệu của những hãng dĩa như MGM, RCA, Decca. Little Richard gào lên những giai điệu của bản “Tutti Frutti” giống như một con mèo đực, Jerry Lee Lewis hát bài “Great balls of fire” như một nhà truyền giáo lão luyện và Elvis Presley hát bài tình ca “All shook up” với những ca từ mà sau này tôi mới hiểu là những câu ca ám chỉ tình dục. Những dĩa nhạc này mang lại cho tôi những niềm vui tột bực, thôi thúc tôi lắc lư và lăn lộn dưới sàn nhà trong trạng thái giống như trạng thái xuất thần tôn giáo. Mẹ cũng mang về nhà tất cả những dĩa nhạc ghi âm những buổi trình diễn những vở nhạc kịch của Rodgers và Hammerstein ở Broadway như “Oklahoma!”, South Pacific”, “Carousel”, “The King and I”. “My fair lady” của Lerner và Loewe và “West side story” của Bernstein. Tôi cứ nghe đi nghe lại mãi những dĩa nhạc này, say sưa với những lần lấy dĩa nhạc ra từ bìa dĩa, lấy những ngón tay phủi nhẹ bụi bám rồi thận trọng đặt lên máy hát dĩa…” (“Broken music”, tr. 16, 17)

Khi đã trưởng thành, Sting chơi nhạc trong một vài nhóm nhạc trước khi thành lập nhóm nhạc The Police vào năm 1977 với tay trống Stewart Copeland và guitarist Henri Dapovani (về sau sẽ được thay thế bởi guitarist Andy Summers). Nhóm nhạc The Police gồm 3 thành viên cho ra mắt single “Roxanne” vào đầu năm 1978 rồi lên một chiếc xe tải đi khắp nước Mỹ để biểu diễn trong các câu lạc bộ, trong đó có câu lạc bộ CBGB chuyên trình diễn nhạc punk rock ở thành phố New York. Album đầu tiên của The Police mang tên “Outlandos d’ Amour” ra mắt năm 1978 đã gây chú ý với công chúng và lọt vào các bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh và Mỹ. Trước sự hâm mộ ngày càng tăng của công chúng đối với The Police, hãng dĩa đã phát hành lại single ”Roxanne” cùng với 2 single “So Lonely” và “Can’t Stand Losing You” từ album nhạc đầu tay này.

The Police xuất hiện giữa lúc trào lưu nhạc punk và new wave đang thịnh hành, nhưng lại có màu sắc âm nhạc rất riêng, chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc jazz và progressive rock. Album thứ hai “Reggatta de Blanc” phát hành năm 1979 thu phục thêm nhiều fan nhờ có 2 ca khúc “Message in a Bottle” và “Walking on the Moon” do Sting sáng tác, nhưng chính bản hòa tấu “Reggatta de Blanc” do cả 3 thành viên viết chung mới đem lại một giải Grammy cho The Police vào năm 1980. Album thứ ba “Zenyatta Mondatta” phát hành năm 1980 đã củng cố vị trí của The Police như là ban nhạc rock hàng đầu của Anh vào thời kỳ này, có được 2 bài hit “Don’t Stand So Close to Me” và “De Do Do Do, De Da Da Da”. The Police đi lưu diễn ở rất nhiều nơi nhưng vẫn dành thời gian để thu âm album thứ tư “Ghost in the Machine” phát hành vào năm 1981 và album thứ năm “Synchronicity” phát hành vào năm 1983. Ca khúc “Every Breath You Take” trong album thứ năm chiếm vị trí cao nhất trên các bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh và Mỹ. Tuy thành công như vậy, Sting lại quyết định The Police phải ngưng hoạt động một thời gian và anh đã bắt đầu sự nghiệp hát solo.

Năm 1985, Sting bắt đầu hát solo và có ngay thành công đầu tiên với album “The Dream of the Blue Turtles”. Từ lúc thu âm album solo đầu tay này, Sting đã bắt đầu hợp tác với những nhạc sĩ jazz như Branford Marsalis và lần lượt cho ra mắt những album rất thành công cả về nghệ thuật lẫn thương mại như “Nothing Like the Sun (1987), “The Soul Cages” (1991), “Ten Summoner’s Tales” (1993) và “Mercury Falling” (1996). Thời kỳ này, Sting đã sáng tác và thu âm những ca khúc thuộc nhiều thể loại, trong đó có những ca khúc rất thành công, được công chúng khắp nơi yêu thích và chiếm thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc như “Englishman in New York,” “If I Ever Lose My Faith in You” và “Fields of Gold”. Năm 1999, Sting lại cho ra mắt “Brand New Day”, album thành công nhất trong sự nghiệp của anh, và giành được một giải Grammy ở hạng mục Nam ca sĩ trình bày nhạc pop xuất sắc nhất vào năm 2000. Các album khác lại nối tiếp nhau ra đời: “All This Time” (2001), “Sacred Love” (2003), “Songs From The Labyrinth” (2006). Album gần đây nhất cùa anh là “The Last Ship” phát hành năm 2013, gồm những ca khúc nói về thời thơ ấu của anh bên những xưởng đóng tàu ở Wallsend gần thành phố Newcastle.
Một trong những ca khúc được coi như gắn liền với tên tuổi của Sting thời kỳ hát solo là “Fields of Gold” trong album “Ten Summoner’s Tales” (1993):

You’ll remember me when the west wind moves
“You’ll remember me when the west wind moves
Upon the fields of barley
You’ll forget the sun in his jealous sky
As we walk in fields of gold
So she took her love
For to gaze awhile
Upon the fields of barley
In his arms she fell as her hair came down
Among the fields of gold
Will you stay with me, will you be my love
Among the fields of barley
We’ll forget the sun in his jealous sky
As we lie in fields of gold
See the west wind move like a lover so
Upon the fields of barley
Feel her body rise when you kiss her mouth
Among the fields of gold
I never made promises lightly
And there have been some that I’ve broken
But I swear in the days still left
We’ll walk in fields of gold
We’ll walk in fields of gold
Many years have passed since those summer days
Among the fields of barley
See the children run as the sun goes down
Among the fields of gold
You’ll remember me when the west wind moves
Upon the fields of barley
You can tell the sun in his jealous sky
When we walked in fields of gold
When we walked in fields of gold
When we walked in fields of gold.

(Em sẽ nhớ tới anh khi gió Tây thổi
Trên cánh đồng lúa mạch
Em sẽ quên mặt trời ganh tỵ trên bầu trời
Khi chúng ta dạo bước trên cánh đồng lúa mạch.
Nàng với người yêu
Nhìn cánh đồng lúa mạch trong phút giây
Nàng ngã vào vòng tay của chàng khi tóc nàng xõa ra
Giữa cánh đồng lúa mạch.
Em có ở bên cạnh anh, em có làm người yêu của anh
Giữa cánh đồng lúa mạch?
Chúng ta sẽ quên mặt trời ganh tỵ trên bầu trời
Khi nằm bên nhau trên cánh đồng lúa mạch.
Nhìn gió Tây thổi như một người tình
Đi qua cánh đồng lúa mạch
Thấy cơ thể nàng run rẩy khi hôn môi nàng
Giữa cánh đồng lúa mạch
Anh chưa bao giờ hứa hẹn rồi lại quên
Và có những lời hứa anh không còn nhớ
Nhưng anh hứa trong những ngày còn lại
Chúng ta sẽ đi giữa cánh đồng lúa mạch
Chúng ta sẽ đi giữa cánh đồng lúa mạch.
Nhiều năm đã qua từ những ngày hè năm ấy
Giữa cánh đồng lúa mạch
Nhìn lũ trẻ chạy khi mặt trời dần lặng
Giữa cánh đồng lúa mạch
Em sẽ nhớ tới anh khi gió Tây thổi
Qua cánh đồng lúa mạch
Em có thể nói với mặt trời ganh tỵ
Khi chúng ta dạo bước trên cánh đồng lúa mạch
Khi chúng ta dạo bước trên cánh đồng lúa mạch…)

Một kỷ niệm với một người bạn trẻ với ca khúc “Fields of gold” qua giọng ca của Eva Cassidy: http://phiendichvien.com/…/thoi-gian-nhu-gio-qua-canh-dong-…

Ca khúc “Fields of Gold” với giọng ca của Sting:
https://youtu.be/KLVq0IAzh1A
Video clip “Fields of gold”: https://youtu.be/GLyxzNpUaNc
Ảnh: Sting

Leave a comment